Bệnh móng chọc thịt đã trở nên khá phổ biến ở Việt Nam cũng như trên thế giới, đã được ghi nhận trong Y văn cả trăm năm nay, nhưng rất ít ai biết được cách xử lý kịp thời và hiệu quả khi mắc bệnh móng chọc thịt.
{tocify} $title={Nội dung bài viết}
Bạn nên nhớ, trên cơ thể chúng ta có cái gì, thì sẽ có bệnh của cơ quan-bộ phận đó. Từ lông, da, tóc, móng... cho đến xương, khớp, gân, cơ, tim, gan, phổi, não... mỗi cơ quan, bộ phận hay tổ chức đó; đều có thể bị bệnh.
Mà đã bị bệnh thì cần phải được điều trị bởi bác sĩ có chuyên môn bạn nhé.
Hãy tham khảo bài viết dưới đây để có thể điều trị đúng căn bệnh này.
Từ đó khiến cho người bệnh khó chịu, đau đớn, ảnh hưởng đến công việc cũng như các sinh hoạt hàng ngày.
Có rất nhiều lý do dẫn đến tình trạng này, nhưng chủ yếu là việc vệ sinh cắt tỉa mỏng không đúng cách và hợp lý cũng như việc đi giày dép quá chật khiến chúng trở nên sưng tấy, viêm nhiễm làm hư hại móng nghiêm trọng.
Nếu không được xử lý kịp thời, móng sẽ càng đâm sâu vào thịt, khiến việc điều trị sau này trở nên khó khăn và tốn nhiều thời gian nghỉ dưỡng và chăm học để phục hồi.
Không tự ý cắt tỉa móng, đặc biệt là không cắt khoé ở các tiệm làm móng vì nguy cơ lây những bệnh truyền nhiễm là rất cao.
Tiểu phẫu cắt bỏ phần móng bị hư và phần mầm của móng là cách điều trị hiệu quả để tránh tình trạng này tái phát trở lại.
Tuy nhiên bạn cũng không nên lo lắng vì đây chỉ là một tiểu phẫu nhỏ, đơn giản, bác sĩ thực hiện bóc tách da để cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ móng để vết thương nhanh hồi phục trở lại.
{tocify} $title={Nội dung bài viết}
Bệnh móng chọc thịt
Thậm chí có người còn nói: "không biết nó cũng là bệnh, chỉ nghĩ móng bị hư nên toàn ra tiệm làm móng".Bạn nên nhớ, trên cơ thể chúng ta có cái gì, thì sẽ có bệnh của cơ quan-bộ phận đó. Từ lông, da, tóc, móng... cho đến xương, khớp, gân, cơ, tim, gan, phổi, não... mỗi cơ quan, bộ phận hay tổ chức đó; đều có thể bị bệnh.
Mà đã bị bệnh thì cần phải được điều trị bởi bác sĩ có chuyên môn bạn nhé.
Hãy tham khảo bài viết dưới đây để có thể điều trị đúng căn bệnh này.
Hình ảnh trường hợp bị móng chọc thịt khá nặng (bị từ nhỏ nhưng chỉ tự cắt) |
Điều trị móng chọc thịt đúng cách
Bệnh móng chọc thịt hay móng quặp là tình trạng móng chọc vào mô mềm ở vùng da xung quanh móng.Từ đó khiến cho người bệnh khó chịu, đau đớn, ảnh hưởng đến công việc cũng như các sinh hoạt hàng ngày.
Có rất nhiều lý do dẫn đến tình trạng này, nhưng chủ yếu là việc vệ sinh cắt tỉa mỏng không đúng cách và hợp lý cũng như việc đi giày dép quá chật khiến chúng trở nên sưng tấy, viêm nhiễm làm hư hại móng nghiêm trọng.
Nếu không được xử lý kịp thời, móng sẽ càng đâm sâu vào thịt, khiến việc điều trị sau này trở nên khó khăn và tốn nhiều thời gian nghỉ dưỡng và chăm học để phục hồi.
Làm gì khi bị móng chọc thịt?
Khi phát hiện ra bệnh móng chọc thịt bạn cần phải xử lý theo các bước sau:- Rửa sạch bằng nước muối sinh lý (NaCl 0.9%), không ngâm nước muối.
- Luồn bông gòn để khử trùng vùng tổn thương quanh móng.
- Bôi thuốc mỡ kháng sinh hoặc kem đặc trị để ngăn chặn việc nhiễm trùng da.
- Dầu tràm cũng là một loại kháng sinh tự nhiên, giúp bạn giảm viêm, chống sưng hiệu quả.
Chữa móng chọc thịt triệt để
Đối với trường hợp móng chọc thịt gây ra những tổn thương nghiêm trọng thì việc đầu tiên bạn cần làm là đến gặp ngay bác sĩ để được thăm khám chính xác về bệnh tình cũng như đưa ra hướng xử lý tốt nhất.Không tự ý cắt tỉa móng, đặc biệt là không cắt khoé ở các tiệm làm móng vì nguy cơ lây những bệnh truyền nhiễm là rất cao.
Tiểu phẫu đúng cách điều trị móng chọc thịt hiệu quả |
Tuy nhiên bạn cũng không nên lo lắng vì đây chỉ là một tiểu phẫu nhỏ, đơn giản, bác sĩ thực hiện bóc tách da để cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ móng để vết thương nhanh hồi phục trở lại.
Hình trên là móng và phần mềm xung quanh móng sau khi đã được tiểu phẫu lấy ra. Trường hợp này móng đã bị hư do để lâu năm không điều trị, nên mình đã rút bỏ toàn bộ phần móng để chờ móng mới mọc lên.
Hình ảnh tiểu phẫu móng chọc thịt sau 1 tuần |
Phòng ngừa móng chọc thịt
- Không nên cắt móng chân quá ngắn và vuốt thuôn nhọn móng, không móc khoé.
- Để chân luôn ở trạng thái khô ráo, thoáng mát. Nếu công việc phải tiếp xúc với nước thường xuyên thì phải đi giầy bảo hộ.
- Chọn đúng cỡ giày, dép, tránh bị kích, chật, bí hơi.
- Kiểm soát cân nặng hợp lý.